Phim hiếm: Lễ cưới của người Việt ở Miền Bắc thời Pháp thuộc

Trong đời sống hôn nhân của người Việt Nam, khi trai gái lấy nhau, người Việt gọi là đám cưới, đám cưới là một trong bốn nghi lễ quan trọng (quan, hôn, tang, tế).

Đúng ngày cưới, người ta chọn giờ “hoàng đạo” mới đi, thường là về chiều, có nơi đi vào chập tối. Dẫn đầu đám rước đàng trai là một người già nhiều tuổi.
Tại nhà trai, người ta chờ đợi đám rước dâu về. Lễ tơ hồng được cử hành rất đơn giản. Bàn thờ thiết lập ngoài trời, bày lư hương và nến hay đèn, tế vật dùng xôi, gà, trầu, rượu…

Nhà nước quân chủ Việt Nam cũng can thiệp vào việc giá thú của người dân bởi những điều lệ hay luật. Điều lệ hương đảng do vua Gia Long ban hành năm 1804, khoản về giá thú nêu rõ: “Hôn lễ là mối đầu của đạo người”, “Giá thú mà bàn của cải là thói quen mọi rợ” và quy định: “Đại phàm lấy vợ lấy chồng, chẳng qua cốt được cặp đôi mà thôi, còn lễ cưới thì nên châm chước trong sáu lễ, lượng tuỳ nhà có hay không, chứ không được viết khế cố ruộng. Hương trưởng thu tiền cheo trong lễ cưới thì người giàu 1 quan 2 tiền, người vừa 6 tiền, người nghèo 3 tiền, người làng khác thì gấp đôi…”.
Năm 1864, vua Tự Đức cũng sai định rõ lại lễ cưới xin của dân gian: “Từ lúc vấn danh đến khi xin cưới, cho kỳ hạn là 6 tháng, đều theo tiết kiệm, không được quá xa xỉ”

 

Có thể bạn sẽ thích
Loading...