Cuộc sống sinh động trên chuyến tàu Sài Gòn – Nha Trang

Mời các bạn xem loạt ảnh về cuộc sống trên chuyến  tàu Sài Gòn – Nha Trang thời chiến tranh của nhiếp ảnh gia Werner Bischof.

Một bé gái ngồi chấp chới ở cửa sổ một toa tàu.
Một bé gái ngồi chấp chới ở cửa sổ một toa tàu.
Do thiếu không gian, nhiều người phải mắc võng để có chỗ ngả lưng trong cuộc hành trình dài.
Do thiếu không gian, nhiều người phải mắc võng để có chỗ ngả lưng trong cuộc hành trình dài.
Phút trầm tư của một thanh niên trẻ tuổi
Phút trầm tư của một thanh niên trẻ tuổi
Có khoang chật chội, khách đi tàu phải ngồi ngay trên thành cửa sổ.
Có khoang chật chội, khách đi tàu phải ngồi ngay trên thành cửa sổ.
Người đứng, người ngồi, kẻ nằm võng trên toa tàu chật chội.
Người đứng, người ngồi, kẻ nằm võng trên toa tàu chật chội.
Cảnh chen chúc ở toa hạng bình dân
Cảnh chen chúc ở toa hạng bình dân
Một chuyến tàu khởi hành khỏi nhà ga
Một chuyến tàu khởi hành khỏi nhà ga
Nhân viên trên tàu bê nồi thức ăn chạy trên nóc tàu một cách nhẹ nhàng
Nhân viên trên tàu bê nồi thức ăn chạy trên nóc tàu một cách nhẹ nhàng
Một cậu bé đang chuẩn bị bữa trưa cho chuyến hành trình dài
Một cậu bé đang chuẩn bị bữa trưa cho chuyến hành trình dài
Bữa trưa đơn giản được nấu ngay trên tàu.
Bữa trưa đơn giản được nấu ngay trên tàu.
Những người dân sống ven đường tàu tranh thủ bán đồ cho hành khách khi tàu dừng bánh.
Những người dân sống ven đường tàu tranh thủ bán đồ cho hành khách khi tàu dừng bánh.
Bên trong buồng lái tàu
Bên trong buồng lái tàu
Phút xả hơi nhân lúc tàu chưa chạy
Phút xả hơi nhân lúc tàu chưa chạy
Cảnh tấp nập ở nhà ga
Cảnh tấp nập ở nhà ga
Vận chuyển đồ lên tàu
Vận chuyển đồ lên tàu
Nhiều đứa trẻ bồng bế nhau theo người lớn lên chuyến tàu đông đúc
Nhiều đứa trẻ bồng bế nhau theo người lớn lên chuyến tàu đông đúc
Một phụ nữ "đánh đu" trên cửa sổ tàu hỏa
Một phụ nữ “đánh đu” trên cửa sổ tàu hỏa
Cảnh mắc võng trên chuyến tàu Sài Gòn - Nha Trang năm 1952. Toa hạng 4
Cảnh mắc võng trên chuyến tàu Sài Gòn – Nha Trang năm 1952. Toa hạng 4

Werner Bischof (1916-1954) là một nhiếp ảnh gia và nhà báo người Thụy Sĩ. Ông chào đời tại Zurich, Thụy Sĩ sau đó theo gia đình chuyển đến Waldshut, Đức năm lên 6 tuổi. Vào năm 1932, Bischof từ bỏ ngành học đào tạo giáo viên để chuyển tới trường đào tạo nghệ thuật Kunstgewerbeschule ở Zurich, nơi ông tốt nghiệp loại ưu vào năm 1936.

Từ năm 1939, Bischof làm việc như một nhiếp ảnh gia độc lập cho nhiều tờ tạp chí. Trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến 1949, ông đã đi tới hầuhết các quốc gia châu Âu, từ Pháp tới Rumani, từ Na Uy đến Hy Lạp. Nhiếp ảnh gia người Thụy Sĩ này cũng là một trong số những thành viên sáng lập tờ tạp chí ảnh Magnum nổi tiếng.

Năm 1951, ông tới Ấn Độ làm việc cho tạp chí Life, rồi tới Nhật Bản và Hàn Quốc. Cũng trong khoảng thời gian này, ông trở thành phóng viên chiến tranh ở Việt Nam, cộng tác với tạp chí Paris Match. Trong khoảng thời gian ở Việt Nam, Bischof đã ghi lại nhiều tư liệu vô cùng quý giá, đặc biệt là bộ ảnh về cuộc sống sinh hoạt trên một chuyến tàu Sài Gòn – Nha Trang năm 1952.

Werner Bischof qua đời vào năm 1954, khi ông chiếc xe ô tô chở ông lao xuống một vách đá khiến cả 3 người trên xe thiệt mạng. Dù cuộc đời ngắn ngủi, nhưng những bức ảnh tư liệu mà phóng viên, nhiếp ảnh gia tài năng này để lại đã trở thành kho tài sản vô cùng quý giá của nhân loại.

Có thể bạn sẽ thích
Loading...