Mạc Tư Khoa là địa danh nào?

Mạc Tư Khoa là tên gọi theo Hán Việt của Mát-xcơ-va hay tiếng Anh là Moscow. Mạc Tư Khoa trước đây là thủ đô của liên bang Xô Viết. Sau khi liên bang Xô Viết tan rã vào năm 1991, thì ngày nay Mạc Tư Khoa hay Mát-xcơ-va là thủ đô của Liên bang Nga.

Xem thêm: Sửu nhi là gì – Inbox là gì – Logistics làm gì hay Nam Vang ở đâu

Mạc Tư Khoa ở đâu?

Mạc Tư Khoa như ở trên đã nói là nằm ở Nga hiện nay. Cụ thể là thuộc về khu vực Châu Âu hiện nay. Đến với Mạc Tư Khao thì bạn không thể bỏ qua những công trình kiến trúc vĩ đại như cung điện Kremli ( điện Cẩm Linh), Quảng trường Đỏ,…

Mạc Tư Khoa là địa danh nào?
Mạc Tư Khoa là địa danh nào?

Ngoài ra còn có những nơi khác nên ghé để thăm quan như:

  • Tổ hợp Nhà hát Lớn và Nhà hát Nhỏ.
  • Kolomenskoye
  • Trang viên Kuskovo
  • Manezh
  • Tháp Ostankino, tháp truyền hình cao nhất châu Âu
  • Trang viên Ostankino
  • Trang viên Tsaritsyno
  • Trang viên Kuzminki
  • Viện bảo tàng Pushkin – bảo tàng mỹ thuật
  • Nhà thờ lớn Vasily Blazhenny
  • Tháp phát thanh Sukhov
  • Nhà thờ Chúa Cứu thế
  • Viện bảo tàng Tretyakov
  • Trung tâm triển lãm toàn Nga
  • Vườn bách thú Moskva
  • Tòa nhà trường Lomonosov và phong cảnh.

Hy vọng qua bài viết Mạc Tư Khoa là gì và ở đâu đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc về Mạc Tư Khoa.

Trong số những bài hát viết về Bác, thì Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Ví dặm của nhạc sĩ Trần Hoàn, phổ thơ Đỗ Quý Doãn quê ở Quảng Bình đã có một phong vị đặc biệt. Chuyện kể rằng vào những năm Bác hoạt động ở Liên Xô ( Nga) thì Bác đã xem một buổi diễn văn nghệ của các sinh viên Việt Nam. Trong những tiết mục văn nghệ thì có một tiết mục hát về điệu hò Ví dặm là làn điệu dân ca quen thuộc ở quê hương miền Trung ( Nghệ An – Hà Tĩnh). Nhưng khi nghe làn điệu vang lên tại mảnh đất Mạc Tư Khoa – nơi “Đất khách quê người”. (Matxcova – Nga) làm Bác nhớ lại quê hương “Giữa Mạc Tư Khoa, tôi nghe câu hò Nghệ Tĩnh. Ôi câu hò xứ sở thắm đượm tình quê…”.

Sau này bài hát có lần đã được đổi tên, nhạc sĩ Trần Hoàn kể: có lần, ông có dịp đặt chân đến Pra-ha (Thủ đô Tiệp Khắc cũ), và dự một đêm văn nghệ của những người Việt Nam đang sinh sống, học tập ở đây. Một cô gái đến xin phép Trần Hoàn về việc thay tên bài hát: đổi Mạc-Tư-Khoa thành Pra-ha (Giữa Pra-ha nghe câu hò Ví dặm). Nhạc sĩ đã cười và chấp nhận. Ông nói với tôi: “Kể thì cũng kỳ, nhưng công chúng người ta ưa thích tác phẩm của mình, lại “linh hoạt”, “sáng tạo” thì sao nỡ không chấp nhận”.

Có thể bạn sẽ thích
Loading...