Danh xưng thời quân chủ trong tiếng Anh và tiếng Việt

Cùng tham khảo các danh xưng thời quân chủ trong tiếng Anh và tiếng Việt

Chế độ quân chủ hoặc quân chủ chế hay còn gọi là Chế độ quân quyền, là một thể chế hình thức chính quyền mà trong đó người đứng đầu nhà nước là nhà vua hoặc nữ hoàng. Xem bài viết: Việt Nam  xưa ở thể chế quân chủ hay phong kiến?
Tổ chức của chế độ Quân Chủ
Tổ chức của chế độ Quân Chủ

 

ĐẾ QUỐC / EMPIRE
Hoàng đế: Emperor
Nữ hoàng (đế): Empress Regnant
Hoàng hậu: Empress Consort
Hoàng Thái Hậu: Empress Dowager (mẹ hoàng đế)
Thái Hoàng Hậu: Grand Empress Dowager (bà hoàng đế)
(Phương Tây theo Công giáo, trọng đạo một vợ một chồng nên không có các danh xưng cho vợ lẽ của hoàng đế như phương Đông. Tuy vậy, “hoàng phi” có thể được dịch là imperial consort. Hoàng phi có thể chỉ chung tất cả các vị phi của hoàng đế.)

Nếu cha của hoàng đế còn sống sẽ được gọi là:

Thái thượng Hoàng đế: Grand Emperor / Grand Imperial Sire
Thái thượng Hoàng hậu: Grand Empress Consort
(sau khi Thái Thượng Hoàng Đế mất thì Thái Thượng Hoàng Hậu sẽ trở thành Hoàng Thái Hậu)

Lễ lên ngôi Hoàng thái tử cuối cùng của Việt Nam
Bảo Long -Hoàng thái tử cuối cùng của Việt Nam

Con cái:

Hoàng thái tử: Imperial Crown Prince
Hoàng tử/Vương gia: Imperial Prince
Hoàng nữ/Công chúa: Imperial Princess
VƯƠNG QUỐC / KINGDOM
Quốc vương: King
Nữ (Quốc) vương: Queen Regnant
Vương hậu: Queen Consort
Vương Thái hậu: Queen Dowager
(Phương Tây theo Công giáo, trọng đạo một vợ một chồng nên không có các danh xưng cho vợ lẽ của quốc vương như phương Đông. Tuy vậy, “vương phi” có thể được dịch là Royal Consort. Vương phi có thể chỉ chung tất cả các vị phi của quốc vương).
Thái thượng Vương: Grand King
Thái thượng Vương hậu: Grand Queen Consort
Vương thế tử: Crown Prince
Vương tử/Công tước: Prince/Duke
Vương nữ/Quận chúa: Princess
Thái giám: Eunuch
(Tại những “đế quốc” khi tước vương được dùng để phong cho hoàng tử hoặc người có công thì vợ cả của vương tước cũng chỉ được gọi là vương phi, không thể gọi là vương hậu).

Hình Ảnh Việt Nam tham khảo từ: Đại Việt Cổ Phong, Viet Garden, Wikipedia
Có thể bạn sẽ thích
Loading...