Thi cử ngày xưa – Lều chõng
Dưới triều Nguyễn, cứ 3 năm thì triều đình lại mở khóa thi Hương ở các tỉnh lớn, ai dự thi cũng được, thí sinh trúng tuyển thì được gọi là Cử-Nhân (người được địa phương tiến cử với triều đình). Năm sau thì các Cử-Nhân vào Kinh để thi Hội và thi Ðình. Ai đậu khóa thi Hội thì được gọi là Thám Hoa, đậu khóa thi Ðình thì được gọi là Tiến-Sĩ (người có tầm học uyên bác), tên họ sẽ được khắc trên bảng vàng hay bia đá, rồi lưu lại cho muôn thế hệ sau. Các tân khoa này đều sẽ trở thành quan lại của triều đình nếu họ muốn. Sau đó họ sẽ được ngồi võng lọng rồi được binh lính đưa về làng xưa để “vinh qui bái tổ”, một vinh dự tối cao mà ngày xưa tất cả các học trò đều mơ ước.
Một sĩ tử Bắc Kì đi thi.
Lều chõng.
Bãi đất làm kì thi Hương ở Nam Định cuối thế kỉ 19.
Các quan chủ khảo ngồi trên một chiếc ghế cao dưới lọng để quan sát các thí sinh làm bài. Ảnh chụp tại trường thi Nam Định năm 1897.
Các quan chủ khảo ngồi trên một chiếc ghế cao dưới lọng để quan sát các thí sinh làm bài. Ảnh chụp tại trường thi Nam Định năm 1897.
Một trường thi ở Nam Định mở năm 1897.

Ngày vinh danh những thí sinh đỗ đạt tại trường thi Nam Định 1897. Có sự tham dự của toàn quyền Pháp Paul Doumer.
Thí sinh trúng tuyển diễu hành qua các giám khoa tại Nam Đjnh năm 1897.
Các tân khoa bái ông Tổng đốc Nam Định năm 1897.
Các tân khoa được rước đi dạo phố cho mọi người biết mặt.