Những lần quân Việt tiến qua biên giới đánh quân Tàu

Những lần trong lịch sử nước Việt, chúng ta  tiến qua biên giới đánh quân Tàu

Đám đông thường được tinh thần dân tộc dẫn dắt theo cùng một hướng “cứ địch là toàn sang đánh ta, còn cứ ta thì chống trả và đánh lại”. Lịch sử cho thấy còn có những trường hợp ngoại lệ hơn chục lần quân Việt đã tấn công qua biên giới phía Bắc, được nêu dưới đây như một vài sự kiện cần nghiên cứu sâu hơn để làm rõ…

Lý Thường Kiêt đánh Tống bên kia biên giới. Tranh minh họa
Lý Thường Kiêt đánh Tống bên kia biên giới. Tranh minh họa

Các thời Nam Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh vì lòng tham đã xâm chiếm, uy hiếp đã bị người Giao Chỉ đánh cho hao binh tổn tướng, khiếp hãi dăm bẩy phen. Các bậc anh hùngNgô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Huệ đã làm các triều đại bên Tàu phải chịu đớn hèn.

Tổ tiên ta cũng từng dăm phen nuôi chí đánh sang Trung Quốc. Tiền nhân coi Triệu Đà (Nam Việt Vũ Đế – vua nước Nam Việt) là vua nước ta, đóng đô ở Phiên Ngung, thành Quảng Châu ngày nay. Đến triều Đông Hán năm 43, đánh bại Hai Bà Trưng, tướng Mã Viện bèn dựng cột trụ đồng phân giới nhà Hán Giao Chỉ, khắc chữ “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” (Cột đồng đổ thì người Giao Chỉ tuyệt diệt). Theo sách An Nam chí lược đời Trần thì Cột đồng nằm ở Khâm Châu, trước thuộc Quảng Đông nay thuộc Quảng Tây. Bởi vậy, các tiền nhân ôm mộng kéo Lưỡng Quảng (Quảng Đông, Quảng Tây) trở về với người Việt.

*) Lần 1: Theo Đại Việtsử ký toàn thư. Năm 542, vua Lương sai 2 tướng Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng đem quânsang xâm lược nước ta. Hai tướng giặc sợ nên chỉ tiến quân dùng dằng, tốc độ rất chậm. Khi chúng mới kéo đến quận Hợp Phố (Quảng Đông) thì bị Lý Bí (tức Lý Nam Đế) đã cho quân chủ động sang tận Hợp Phố tấn công, khiến quân Lương mười phần chết đến sáu, bảy nên tan rã và phải bỏ mộng xâm lược. Chiến thắng đã giúp Lý Bí kiểm soát được toàn bộ Giao châu cộng thêm quận Hợp Phố (Quảng Đông)

*) Lần 2: Vào thời Tiền Lê, năm 995, hơn 100 chiến thuyền của Đại Cồ Việt đã tiến sang bờ biển nướcTống, đánh vào trấn Như Hồng thuộc Khâm Châu, sau đó rút quân. Khi nhà Tống gửi thư trách, vua Lê Đại Hành đã trả lời đầy thách thức rằng: “Việc cướp trấn Như Hồng là do bọn giặc biển ở cõi ngoài, hoàng đế có biết đó không phải là quân của Giao Châu không? Nếu Giao Châu có làm phản thì đầu tiên đánh vào Phiên Nhung,thứ đến đánh Mân Việt, há chỉ dừng ở trấn Như Hồng mà thôi?”.

*) Lần 3: Đến mùa hè năm 995, 5.000 hương binh châu Tô Mậu (Lạng Sơn) của Đại Cồ Việt đã tấn côngvào Ung Châu rồi lui binh.

*) Lần 4: Đến nhà Lý, năm 1022 vua Lý Thái Tổ đã sai Dực Thánh Vương đem quân đi đánh dẹp giặc Đại Nguyên Lịch. Quân Đại Việt đã đi sâu vào trấn Như Hồng của đất Tống, đốt kho tàng kẻ thù rồi rút về.

*) Lần 5: Năm 1052, thủlĩnh Nùng Trí Cao của người dân tộc Tráng (Tày – Nùng) ở Cao Bằng đem quân đánh vào miền Nam Trung Quốc, khiến vua Tống lo sợ. Vua Lý Thái Tông gửi chiếu đề nghị đưa quân sang giúp nước Tống, nhưng tướng Địch Thanh của nhà Tống can ngăn vì sợ người Việt lợi dụng việc này mà lấn chiếm lãnh thổ.

Tháng 10/1053, lấy danh nghĩa là ứng cứu cho nhà Tống, quân Đại Việt tiến vào đất Tống để tiếp ứng cho Nùng Trí Cao, nhưng tới nơi thì Nùng Trí Cao đã thua nên đành rút quân về.

*) Lần 6:  Mùa xuân năm 1059, vua Lý Thánh Tông cho quân đánh Khâm Châu nước Tống, khoe binh uy rồi về, vì ghét nhà Tống phản phúc, khiến quân Tống nể sợ.

Năm 1060, vua Lý sai châu mục Lạng Châu là Thân Thiệu Thái đánh vào đất Tống, bắt được tướngTống là Dương Bảo Tài và quân lính, trâu ngựa đem về. Quân tống phản công nhưng thất bại, đành phái sứ giả sang điều đình. Tuy nhiên, phía Đại Việt quyết không trả tù binh.

*) Lần 7:  Năm 1073, vua Thần Tôn nhà Tống cử Thẩm Khởi làm Tri châu Quế Châu cốt mưu toan việc đánh lấy nước Nam ta, vì nghe lời một quan biên thần dâng sớ về tâu nên chiếm Giao Chỉ: “Một vạn quân đem đánh đủ lấy được Giao Chỉ dễ dàng như chơi”.

Thẩm Khởi đến Quế Châu, đêm ngày lo việc luyện quân đóng thuyền, rèn luyện thủy chiến, sửa soạntấn công nước ta; lại dung nạp bọn Nùng Thiện Mỹ là tù trưởng dân Mường ở mạn ngược ta cho sang bên Tàu ở, chủ ý để dò binh tình và địa thế, phòng nay mai đi đánh thì dùng bọn ấy làm hướng đạo.

Vua Tống thấy Khởi làm hấp tấp, lộ chuyện quá liền vội bãi chức gọi về và sai Lưu Di xuống thay. Lưu Di muốn lập công nhanh chóng nên càng hăng hơn, ngoài việc xây đắp đồn lũy, dò la tình thế, lại đóng cửa biên giới, không cho dân sở tại vãng lai buônbán với ta…

Đầu năm 1075 ,Nhân Tôn bàn việc với Thái sư Lý Đạo Thành:

Quân Tống thế thì láo thật. Dễ thường nó nghĩ nước ta không có gươm sắc để chặt bay đầu chúng nó chẳng? Việc này mẫu hậu và Thái sư định đối phó thế nào?

Thái sư Lý Đạo Thành tâu xin cho quân lên án ngữ biên giới, hễ binh nhà Tống ngó thấy ta phòngbị, tất không dám manh tâm quấy nhiễu ta nữa.

Nhân Tôn gạt mưu kế ấy:

–   Không! Chúng nó đã rắp tâm đánh ta thì ta đánh nó trước. Sang tận nhà chúng nó mà đánh một chuyến cho biết tay. Xin mẫu hậu nghe con, Trung Quốc chỉ to xác đông người,chứ binh lực nhà Tống chưa chắc hơn ta.

Ỷ Lan Thái Phi nghĩ thầm con mình thông minh anh dũng, bàn có lẽ phải, bèn hỏi Lý ĐạoThành:

Ta cũng nghĩ thế: phải đánh Tống một phen, cho họ bớt thói ngạo nghễ khinh khi tiểu quốc đi. Trong các võ thần nước ta, nên chọn ai đi làm tướng, theo ý ta quan Thái sư Lý Thường Kiệt được chăng?

Lý Đạo Thành tâu:

–  Tướng tài nước ta hiện nay trừ Lý Thường Kiệt không ai đương nổi trọng nhậm này.

Năm 1075-1076, Lý Thường Kiệt và Tôn Đản khởi binh mười vạn, chia làm ba đạo quân kéo sang nước Tàu đánh đòn phủ đầu.

Đạo thứ nhất, nhì đánh hai châu Khâm, Liêm đất Quảng Đông.

Đạo thứ ba đánh Ung Châu đất Quảng Tây.

Lý Thường Kiệt đánh có mấy ngày, chiếm luôn cả Liên Châu và Khâm Châu, giết quân Tống và thổdân hơn tám nghìn người, tiêu hủy các thành lũy, phá kho lương dự trữ. Kéo tiếp một cánh quân chặn đánh viện binh nhà Tống ở Ải Côn Luân (gần Nam Ninh nay) phávỡ tan hoang và chém chết tướng địch Trương Thủ Tiết giữa trận.

Đạo binh Tôn Đản tiến đánh Ung Châu, vây Ung Châu hơn 40 ngày rồi trèo lên Thành Võ, Tháithú Tô Đạm tự thiêu mà chết, thành Ung Châu bị hạ.

Sử ta chép rằng từ tháng 10 năm trước đến tháng 5 năm sau, lính và dân Tàu bj chém giết tửthương hơn 10 vạn, bắt sống mấy trăm dân ba châu đem về. Đạo binh ung dung kéo về, quân Tống khiếp vía không dám đuổi theo, binh lực suy yếu.

*) Lần 8: Sang đờinhà Trần, năm 1241, vua Trần Thái Tông thấy một số tộc người ở nước Tống thường hay quấy nhiễu biên giới đã sai đốc tướng Phạm Kính Ân đem quân vượt biên giớiđánh vào hang ổ của chúng rồi về.

Cũng trong năm này 1241, vua thân chinh cầm quân vượt qua châu Khâm, châu Liêm đi đánh cáctrại Vĩnh An, Vĩnh Bình của nước Tống phía đường bộ. Vào địa phận nước Tống, vua tự xưng là Trai Lang, bỏ thuyền lớn ở trong cõi, chỉ đi bằng các thuyền nhỏ. Người châu ấy không biết là ai, đều sợ hãi chạy trốn. Đến sau biết là vua Việt,mới chăng xích sắt giữa sông để chặn đường thủy. Khi trở về, vua sai nhổ lấy vài chục cái neo đem về, rồi ung dung đi theo đường bộ về nước mà không sợ hãi lúng túng.

*) Lần 9: Đến mùa hạnăm 1242, vua Trần Thái Tông lại sai tướng Trần Khuê Bình đem quân trấn giữ biên giới phía Bắc, đánh vào lộ Bằng Tường của nước Tống để dẹp loạn.

*) Lần 10: Vào đời vua Trần Thánh Tông, đầu năm 1266, thủy quân Đại Việt tấn công rồi đánh đến tận núi Ô Lôi ở phía Đông Nam huyện Khâm (Quảng Đông), nhờ đó biết được quân Nguyên cóâm mưu xâm lược nước ta.

*) Lần 11: Sử nhà Nguyên ghi rằng, vào năm 1313, hơn 3 vạn quân Đại Việt đánh vào Vân Động, châu Trấn Yên, sau đó tấn công các xứ Lôi Động, Tri Động và châu Quy Thuận, cuối cùng là châu Dưỡng Lợi (nay thuộc Quảng Tây). Về sau nhà Nguyên phải cho sứ đến thương lượng quân Đại Việt mới rút lui.

*) Lần 12: Theo sử nhà Minh, năm 1438, thổ quan châu Tư Lang của Đại Việt đem quân đánh hai châu An Bình và Tư Lăng (nay thuộc Quảng Tây), vua Minh phải sai sứ sang nước ta thương thuyết.

*) Lần 13: Năm 1480, tổng binh tri Bắc Bình của Đại Việt là Trần Ao sai Đào Phu Hoán đem 600 quân đánh vào Cảm Quả, chiếm được ải Thông Quang (thuộc Quang Lang, Ôn Châu, Trung Quốc)rồi tiến vào Ban Động dựng rào chắn, sau đó tâu về triều đình. Vua Lê ThánhTông sau đó cho người lên biên giới “biện bạch phải trái với nhà Minh”.
*) Lần 14: Cuối đời Minh Sùng Trinh, nhà Minh suy vi, loạn lạc lan tràn khắp đất Tàu. Nhà Đại Thanhở Mãn Châu nhân đấy tràn qua dẹp loạn đồng thời lật nhà Minh giành quyền thống trị. Dòng dõi chót nhà Minh là Quế Vương cùng cựu thận về Triều Khánh (QuảngTây) dựng triều đình Vĩnh Lịch Đế. Quân Thanh rượt theo triệt hạ buộc vua Vĩnh Lịch trốn về Quế Lâm, rồi Vân Nam. Khoảng 1646-1647, Vĩnh Lịch Đế muốn nhờ binh lực nước ta nên phong vua Lê Thân Tông làm An Nam quốc vương, Chúa Thanh Đô Vương Trịnh Tráng làm Phó vương, làm mồi hư danh để cầu viện binh An Nam.

Chúa Trịnhtuy chẳng thừa binh lực nhưng cũng suy xét nhân cơ hội này có quyết toán được khoản nợ hơn nghìn năm: thu lại Lưỡng Quảng về nước ta không?

Đầu tháng 6 năm Đinh Tỵ (1647) ở Phủ Liêu có cuộc họp mặt quan trọng. Trịnh Tráng đặt vấn đề:

Có phải bờ cõi nước ta nguyên xưa gồm cả Quảng Đông, Quảng Tây không? Ấy thế mà xưa nay không ai nghĩ đến sự thu phục đất cũ đó về cho nước nhà! Nay nhà Minhs uy vi, nước Tàu rối loạn, ta định thừa cơ lấy lại Lưỡng Quảng, các ngươi tínhsao?

Tiền quận công Lê Văn Hiếu nói:

–  Điện hạ làm được việc này sẽ ghi công nghiệp với quốc gia, hậu thế thật không phải nhỏ.

Tướng quân Trịnh Đào lắc đầu:

– Nhưng đất Quảng Tây hiện còn Vĩnh Lịch Đế nhà Minh đóng đô, chả lẽ ta vừa mới thụphong lại giở mặt chiếm lấy chỗ đất dung thân của vua”

Chúa Trịnh chấpnhận:

– Thôi hãy để Quảng Tây đó cho vua nhà Minh dung thân, sau này sẽ tính. Nhưng còn QuảngĐông, ta nên thừa cơ quân Thanh chưa xuống đến nơi mà lấy ngay đi mới được.

Ninh quận công Trịnh Toàn, con Chúa Trịnh can ngăn:

-Con tưởng không nên, cứ xem sự thể Trung Quốc tất về Thanh triều làm chủ, rồi họ lấyuy lực trách vấn ta việc ấy, e đến sinh sự lôi thôi, thì làm thế nào.

Chúa Trịnh nói:

-Việc đời cứ “tiên phát chế nhân” (Nắm trước để ngăn người ta) là hơn. Khi quân Thanhxuống đến nơi, thấy sự dĩ nhiên, có lẽ phải chịu. Mà nếu họ muốn lôi thôi trách vấn ta chăng nữa, ta cũng có lý sự để phân giải. Họ bất quá là người ở bộ lạcTường Bạch trên Mãn Châu, bỗng thừa thời tràn xuống chiếm cả Trung Quốc, còn được thay huống hồ khi tay lấy một xó Quảng Đông mà chỉ là thu lại đất cũ của ta.

Trịnh Toàn lại nói:

–  Bẩm kể lý sự thì đành như thế, nhưng còn sức mạnh nữa. Từ khi quân Thanh kéo vào cửaải, quân dân tướng sĩ nhà Minh theo hàng tấp nập. Con thiết tưởng đất QuảngĐông lúc này cũng đã có kẻ giữ hộ quân Thanh rồi. Việc thật khó khăn, cúi xinphụ vương suy nghĩ lại cho kỹ.

Trịnh Tráng quắc mắt trả lời cương quyết:

–    Ta há không biết là việc khó khăn ư? Ở đời cứ thấy việc khó không làm thì cổ laibao nhiêu việc khó ai chịu làm bao giờ! Ý ta đã quyết rồi, không ai được bàn lảng ra. Ta cứ sai mấy đạo binh thuyền đi liệu để lấy được thì lấy, không thì kéo quân về, phỏng có làm sao?

Liền Chúa Trịnh hạ lệnh cho 2 tướng lĩnh Trịnh Lãm và Ngô Sĩ Vinh đem quân sĩ và ba trăm binh thuyền ra cửa Vân Đồn. Dù không lấy được toàn tỉnh cũng thu phục mấy châu quận ven biển, gần biên giới ta hơn hết.

Chúa Trịnh dặn riêng 2 tướng: – Hai ngươi đến đó, nếu thấy quân Thanh phòng bị rồi thế là họn hanh chân đến trước thì ta nên tìm lối nói khéo mà lui quân, đừng sinh sự tranh chiến…

Tướng Trịnh Lãm thưa: –   Chúa thượng cho phép chúng tôi vì quốc thể, giao chiến với quân Thanh một phen,không lẽ gặp họ chưa chi mình đã tự lui? Chúng tôi có binh lực trong tay không phải ít.

Chúa Trịnh lắc đầu: – Không được, hai người trung dũng can đảm như thế, thật đáng ngợi khen, nhưng phải biết quân mình ở xa đến, vạn nhất đánh mà bất lợi, thêm thù oán với nhà Thanh sẽ liên lụy cho nước ta không nhỏ. Hiện nay họ Mạc trên Cao Bằng chưa trừ xong, mà họ Nguyễn Đàng Trong tất phải đánh tới, trong nước đã có haimũi giáo bên nách rồi, ta không thể rước thêm một mũi giáo ở ngoài đến, nhất lànhà Thanh. Vậy hai ngươi phải thể tất ý ta làm việc này cho cẩn thận nghe!

Sáng hôm sau,hơn ba trăm chiếc thuyền Việt Nam kéo buồm ra khơi rời bến Vân Đồn nhằm hướng Liêm Châu. Lịch triều hiến chương quyển 48 của Phan Huy Chú ghi chép rằng: “…Bọn Lãm đi qua Tây Đông ba thôn rồi đến Liêm Châu. Không ngờ nhà Thanh đã sai đô đốc đến làm tổng trấn ở đó rồi… Binh ta bèn rút về trước…”

*) Lần 15: Sau khi đuổi xong quân Thanh, vua Quang Trung nghĩ đến việc chuẩn bị binh lực, mưu sang đánhTrung Quốc. Ông nói với Ngô Thời Nhiệm: “Đánh xong trận này, ta muốn phiền ông sang dùng lời nói sao cho khéo để chỉ việc chiến tranh. Đợi mười năm nữa nướcta dưỡng sức phú cường rồi, bấy giờ ta không cần sợ nó nữa…

Quang Trung trực tiếp chăm nom, tuyển binh bắt linh, rèn đúc binh khí, tập luyện chiến trận. Nhân giặc Tầu đảng Thiên Địa Minh “Phản Thanh, phục Minh”, ông hỗ trợ cho quấy rối quân Thanh vùng giáp ranh. Năm Nhân Tí (1792), mọi việc chuẩn bị xong xuôi, Quang Trung sai sứ đem lễ vật sang Bắc Kinh cầu hôn một công chúa Mãn Thanh và xin trả lại Việt Nam đất tỉnh Lưỡng Quảng làm của hồi môn.

Cố nhiên, đó là cớ để danh chính ngôn thuận khởi binh, chỉ chờ sứ bộ là Võ Huy Tấn trở về làphát lệnh tiên phát. Không may, nhà vua bất ngờ lâm bệnh rồi thăng hà, thọ bốnmươi tuổi. Dự định ấp ủ cũng bị xấu số trôn vùi.

*) Lần 16: Chiến dịchThập Vạn Đại Sơn là một chiến dịch quân sự diễn ra trong thời gian từ tháng 6 đếntháng 10 năm 1949 do liên quân giữa bộ đội Việt Nam và Quân Giải phóng nhân dânTrung Quốc thực hiện tại  khu biện giớiViệt – Quế chống lại quân đội của Quốc Dân Đảng.

Mục tiêu củachiến dịch là mở rộng vùng giải phóng tại khu vực dãy núi Thập Vạn Đại Sơn tại3 huyện Ung Châu, Long Châu và Khâm Châu giáp biên giới với vùng Đông Bắc Việt Nam, tạo điều kiện phát triển lực lượng phối hợp với đại quân của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc khi đó đang ào ạt tiến về phía Nam.

Lực lượng Việt Minh tham gia liên quân là theo đề nghị của phía Trung Quốc. Năm 1949, theo đềnghị của đại diện Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tư lệnh Biên khu Việt – Quế (QuảngĐông – Quảng Tây), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân ViệtNam phái một lực lượng vũ trang sang giúp Trung Quốc “xây dựng một khu giải phóng ở vùng Ung–Long – Khâm liền với biên giới Đông Bắc ta, thông ra bể, tạo điều kiện khuếch trương lực lượng, đón Đại quân Nam Hạ” (Mệnh lệnh của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày 23-4-1949).

Chiến dịch có hai hướng: Khâm Châu và Long Châu.

Trên hướng Long Châu, bộ đội Việt Nam đánh chiếm Bằng Tường, Thuỷ Khẩu (ngày 12 tháng 6),Hạ Đống (ngày 13 tháng 6). Ngày 18 tháng 6, diệt viện binh Quốc dân Đảng từ Long Châu xuống và tiến đánh Ninh Minh.

Trên hướngKhâm Châu, trong thời gian từ ngày 3 đến ngày 9 tháng 7, liên quân Trung-Việtđánh thị trấn Trúc Sơn (Zhushan) (trên đường Đông Hưng – Phòng Thành) nhưng không thành công. Ngày 25 tháng 7, liên quân chuyển sang tấn công quân Quốc dânĐảng tại Voòng Chúc, Mào Lêng, rồi tiến sát Phòng Thành. Quân Quốc dân Đảng phảirút khỏi các đồn bốt nhỏ, tập trung về các thị trấn Long Châu, Nà Lương, PhòngThành, Đông Hưng.

Chiến dịch kết thúc vào tháng 10 khi cánh quân từ phía bắc của Quân Giải phóng Trung Quốc đánh chiếm Nam Ninh. Đến đây, liên quân Trung-Việt đã chiếm được 10 trên 12 vị trí thuộc 3 huyện Long Châu, Khâm Châu, Phòng Thành, mở rộng vùng kiểm soát, tạo điều kiện thuận lợi cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đánh chiếm hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây.
Nguồn tham khảo:
1- Wikipedia
2- Con trời ngã xuống bùn đen, NXB Người Bốn Phương, Hà Nội 1941, Đào Trinh Nhất

Nguồn: Bùi Quang Minh

Có thể bạn sẽ thích
Loading...